108 bức ảnh đời thường của nhiếp ảnh gia khiếm thị

Trong một cuộc sống đầy bóng tối, những nhà nhiếp ảnh nghiệp dư khiếm thị vẫn ghi lại được những hình ảnh đời thường với những cung bậc rất riêng. - VnExpress

tl0-7902-1379060066.jpg
108 bức ảnh của 105 nhiếp ảnh gia đặc biệt này đang được triển lãm với chủ đề "Một tôi khác" từ ngày 12 tới 22/9 tại Công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội.
tl11-2015-1379060066.jpg
Những bức ảnh với khung hình có thể "chưa đúng chuẩn" nhưng rất nhân văn và đầy nghệ thuật.
tl4-7614-1379060066.jpg
Bức ảnh của chị Nguyễn Thị Hoa, một người khiếm thị ở Bình Dương, ghi lại cảm xúc vui vẻ của những người cùng cảnh ngộ với chị khi được nhận quà trong Ngày Toàn dân chăm sóc và bảo vệ người Khuyết tật Việt Nam 18/4.
tl6-5318-1379060067.jpg
Bức ảnh này của một người mù chụp về hoạt động trị liệu tâm lý "Tâm vận động". Hoạt động này có khả năng giúp trẻ khuyết tật cải thiện được sức khỏe, ngôn ngữ, vận động. Trong ảnh là một bé gái bị liệt đang cố gắng leo lên những nấc thang khẳng định quyết tâm đứng lên từ chính đôi chân mình.
tl8-8377-1379060067.jpg
Ảnh chụp chị Bồ Kim Khánh (sinh năm 1985) là một người khiếm thị ở Bình Dương. Chị Khánh ước mơ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh giống mình và điều này đã thành hiện thực vào năm 2009 khi một ngôi trường dành cho các em bị tự kỷ, chậm phát triển đã ra đời. Chị Khánh trở thành hiệu trưởng của ngôi trường này.
tl9-5396-1379060067.jpg
Thành công trong sự nghiệp, chị Khánh còn có một mái ấm hạnh phúc với người chồng sáng mắt là anh Vũ Ngọc Thương. Trước khi có được mái ấm này chị phải vượt qua nhiều trở ngại, trước hết là mặc cảm bản thân. Anh Thương luôn ở bên, sẵn sàng làm đôi tay, đôi chân, con mắt cho chị, giúp chị thấy được: “Một bàn tay nắm chặt một bàn tay. Cả vũ trụ như không còn đêm tối”.
tl1-6964-1379060067.jpg
Anh Huỳnh Hữu Cảnh, tác giả của bức ảnh, cho biết, anh rất ngưỡng mộ tình yêu của anh Thương, chị Khánh nên đã có ý định chụp ảnh họ khi cặp vợ chồng này đi picnic trong công viên. Anh lên ý tưởng là cảnh anh chị tình cảm với nhau cùng nâng niu bông hoa dưới ánh nắng mai thể hiện tình yêu trong trẻo. Sau đó, anh nhờ người chọn chế độ chụp. Lúc chuẩn bị chụp, anh bảo nhân vật cất tiếng nói, từ đó xác định được hướng.
tl1-6964-1379060067.jpg
Bà Nguyễn Phương Thảo, cán bộ ISEE (Ban tổ chức dự án Photo Voices), cho biết, khi xem những bức ảnh của người khiếm thị, nhóm đã quyết định không cắt cúp hay chỉnh sửa để mang đến cho người xem những không gian ánh sáng, cũng như thế giới nội tâm chân thật của người mù.
tl14-1965-1379060680.jpg
Ngoài những nhiếp ảnh gia khiếm thị, triển lãm còn trưng bày ảnh của người bán hàng rong, dân tộc thiểu số, nghiện ma túy, nhiễm HIV, đồng tính, người khuyết tật... Trong ảnh là một nông dân mãn nguyện với vụ mùa bội thu khi được các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ về kỹ thuật, giống cây trồng.
tl13-5363-1379060068.jpg
Những bức ảnh của người đồng tính, song tính, chuyển giới cũng mang đến cuộc sống chân thực của chính họ - những người đang phải đối mặt với sự kỳ thị, miếng cơm, manh áo. Những con người yếu thế ấy được cất lên tiếng nói của mình thông qua hình ảnh khi tham gia chương trình Photo Voice của Viện Nghiên cứu Xã hội , Kinh tế và Môi trường (ISEE) phối hợp với 14 tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.
Triển lãm là thành quả của 105 người hưởng lợi từ 15 tổ chức phi chính phủ sau 4 tháng làm việc. Ý nghĩa lớn nhất "Một tôi khác" muốn truyền tải đến người xem đó không chỉ là các khác so với suy nghĩ thông thường của con người rằng không ai nghĩ những người thiệt thòi này biết chụp ảnh hay tự tin làm nhân vật trong ảnh. Cái quan trọng là qua triển lãm này, những người hưởng lợi có cơ hội được phát triển nội lực của bản thân. Thêm vào đó, cuộc sống của họ đã có những thay đổi đáng kể từ khi được hỗ trợ.

Ý nghĩa của triển lãm "Một tôi khác" là đem tới sự tự tin cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. 

Phan Dương

Nguồn: VnExpress