Khai giảng nhọc nhằn ở xã nghèo nhất Thủ đô
- 9/7/2013 8:30:05 AM
Đợt mưa lớn kéo dài khiến con đường tới trường của các em nhỏ xã Ba Vì ngày khai giảng thêm lầy lội, dốc núi xuyên qua rừng vốn đã chênh vênh nay càng trơn trượt vì nước, bùn. - VnExpress
Để tới được điểm trường PTCS Hợp Nhất (xã Ba Vì) dự lễ khai giảng trong sáng 5/9, hơn 100 em học sinh tiểu học và THCS ở thôn Hợp Nhất phải đi bộ từ trước đó cả tiếng đồng hồ. Cơn mưa từ đêm hôm trước không ngớt khiến các em càng thêm vất vả. |
|
Ba Vì là xã nghèo nhất Hà Nội, trong đó thôn Hợp Nhất khó khăn nhất, 100% người dân ở đây là dân tộc Dao. Đa số đường trong thôn đều dốc đứng xuyên qua rừng cây, nhiêu đoạn các em phải đi dọc theo suối đá dốc đứng vì không có đường. |
Những ngày mưa to, việc đi qua đây là không thể. |
Những đoạn đường bằng phẳng hiếm hoi lại thường là nơi lũ qua, nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. |
Mỗi khi có mưa lớn, chiếc cầu này cũng thường xuyên bị nước nuốt chửng, không thể qua lại. |
Tới được trường sau quãng đường "bão táp", các em lại mỗi người một việc, lao vào chuẩn bị cho buổi khai giảng. |
Sáng qua Hà Nội tiếp tục mưa to, các em học sinh phải chuyển vào ngồi trong các khu nhà để xe. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Phi Báo tâm sự, một ngôi nhà đa năng là giấc mơ quá xa vời đối với nhà trường. |
Những đôi ủng là cứu cánh của các em học sinh trong những ngày mưa. Thầy giáo Lưu Trung Kiên cho biết, các thầy cô cũng thường xuyên phải đi ủng đến trường vì đường lầy lội. Có những hôm, cả lớp học toàn ủng là ủng. |
Trong điều kiện đường xá, thời tiết khó khăn, buổi lễ khai giảng vẫn diễn ra trang trọng. |
Phòng tập thể của giáo viên trong trường. Do cuộc sống trong vùng quá khó khăn, chỉ biết dựa vào trồng sắn, trồng đót (một loại củ để làm miến), hiện tượng học sinh bỏ học rất phổ biến. Các thầy cô vừa dạy, vừa liên tục thay nhau vào bản vận động các em đi học. |
Kết thúc lễ khai giảng, em Triệu Sinh Khải, học sinh lớp 6, trở về nhà ở thôn Hợp Nhất. Cũng như các nhà khác trong thôn, gia đình Khải rất nghèo. Em phải làm nhiều công việc của người lớn như đi nương, kiếm củi... Vào năm học mới, bố mẹ Khải không lo nổi sách vở cho con, đến chiếc áo trắng cũng là của thầy giáo cho. Nguy cơ Khải có thể bỏ học bất cứ lúc nào, như từng vài lần bỏ học trước đó. |
Đoàn Quý
Nguồn: VnExpress