Mảnh vỡ cổ vật thành đồ chơi của trẻ làng chài

Sau những trận ngư dân tranh giành khai thác trái phép hai chiếc tàu chìm vừa mới phát hiện, hàng trăm mảnh vỡ cổ vật quí vương vãi khắp nơi, trở thành đồ chơi cho trẻ con ở làng chài Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).  - VnExpress

21-8-Anh-1-Cvat-1377054429.jpg
Nhiều trẻ em làng chài Bình Châu tham gia "đội quân" lặn tìm cổ vật trái phép ở hai con tàu chìm vừa được phát hiện thuộc vùng biển Bình Châu. Thành quả sau những buổi lặn tìm là những mảnh vỡ cổ vật có hình hoa lá, chim, thú mang lên bãi biển chia cho các bạn ở làng chài làm đồ chơi.
21-8-Anh-2-Cvat-1377054429.jpg
Từ ngoài biển, bé gái cầm những mảnh vỡ vừa lặn tìm được mừng vui mang lên bờ.
21-8-Anh-3-Cvat-1377054429.jpg
Soạn những mảnh cổ vật quí, em bắt đầu chơi trò "bán hàng" trên bãi biển.
21-8-Anh-4-Cvat-1377054429.jpg
Còn cậu bé này tạo dáng với món đồ chơi - thành quả sau buổi lặn ở gần khu vực tàu chìm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu.
21-8-Anh-5-Cvat-1377054429.jpg
Trò chất chồng mảnh vỡ sắc nhọn thành ngọn núi cao.
21-8-Anh-6-Cvat-1377054429.jpg
Hay trò "đào hầm cất giấu" mảnh vỡ cổ vật. "Những ngày qua, các bạn lặn được được nhiều mảnh vỡ có màu sắc đẹp, một số khác dạt vào bờ nên chúng em gom nhặt dùng làm đồ chơi vào mỗi buổi chiều", bé Lan, một đứa trẻ ở làng chài Bình Châu hồn nhiên nói.
21-8-Anh-7-Cvat-1377054430.jpg
Trong khi đó những cổ vật lành lặn được ngư dân mang về dùng làm vật trang trí trong tủ ốc, san hô gia đình, chờ cơ hội "được giá" bán cho giới buôn đồ cổ.

Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, 2 chiếc bát có hoa văn tinh xảo vừa được ngư dân khai thác này có niên đại thế kỷ 16-17. Căn cứ vào dữ liệu lịch sử, vùng biển Bình Châu nằm trên trục “con đường tơ lụa” trên biển nên các tàu buôn khi hải hành đến đây thường ghé lại để lấy nước ngọt và tiếp tục hành trình. Nhiều thế kỷ trước, các tàu buồm khi qua khu vực này nếu gặp bão, gió to sóng lớn thì khó có thể đi qua được mũi Ba Tân Gân nên buộc phải cho tàu neo trú lại eo biển Vũng Tàu, xã Bình Châu. Nguyên nhân các tàu chìm ở vùng biển này có thể do nhiều biến cố như bị hỏa hoạn hoặc bão tố, cướp biển…

 
21-8-Anh-9-Cvat-1377054430.jpg
Một mảnh gốm của chiếc đĩa cổ vỡ có hoa văn hình rồng được phát hiện từ con tàu chìm ở vùng bển Châu Tân, cách con tàu vừa phát hiện 5 ngày trước ở thôn Châu Thuận Biển 4 km về hướng Bắc. TS Nguyễn Văn Cường, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhận định, ở khu vực vùng biển Bình Châu còn rất nhiều tàu cổ đắm có quốc tịch, hàng hóa, niên đại khác nhau chưa được phát hiện khai quật, trục vớt. "Việc mở rộng khảo sát, tìm kiếm tàu cổ đắm ở vùng biển này là vấn đề cấp thiết, cần sớm triển khai nhằm tránh thất thoát cổ vật, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nước, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu cổ vật, tàu cổ trong nước và thế giới", TS Cường đề xuất.
21-8-Anh-10-Cvat-1377054430.jpg
Bất chấp lệnh cấm của cơ quan chức năng, hiện nhiều ngư dân vẫn ngày đêm bơm, hút cát, tranh giành khai thác cổ vật trái phép ở khu vực hai con tàu chìm vừa được phát hiện tại vùng biển Bình Châu. 

Trí Tín

Nguồn: VnExpress