Thời khắc bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô phát nổ

Ngày này cách đây 60 năm, quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô phát nổ tại bãi thử ở Kazakhstan, với sức công phá lên tới 400 kiloton TNT.  - VnExpress

"Cánh đồng trống trải. Mây lác đác trên bầu trời. Chẳng có gì khuấy động sự tĩnh lặng của buổi sáng sớm. Mọi thứ đều sẵn sàng cho vụ thử", phát thanh viên tường thuật vụ thử bom nhiệt hạch RDS-6 tại một bãi thử ở Kazakhstan vào ngày 12/8/1953. "Ba giây trước khi kích hoạt, hai, một. Kích nổ!". 

Người Mỹ gọi quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô với sức công phá 400 kiloton TNT là Joe-4. Bom sử dụng thiết kế sloika, một cấu trúc hình cầu với quả bom nguyên tử ở trung tâm, được bao bọc xung quanh bằng các lớp deuterium xen kẽ với các nguyên tố nặng như urani tự nhiên. 

Liên Xô đã tiến hành ít nhất 460 vụ thử hạt nhân tại bãi thử Semipalatinsk ở Kazakhstan từ năm 1949 đến 1963. Sức công phá của tất cả các vũ khí hạt nhân phát nổ tại đây bằng hơn 2.500 lần sức mạnh của quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản cuối Thế chiến II.

Trọng Giáp (Video: RIA Novosti)