Nguyên lý hoạt động của cầu chì tự rơi

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu chì tự rơi trong hệ thống điện

Năm 1890, nhà bác học Edison được cấp bằng sáng chế ra cầu chì tự rơi khi là người chế tạo ra cầu chì và ứng dụng hệ thống phân phối điện.


Cầu chì (hay cầu chì tự rơi) là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy nổ, bảo vệ mạch điện; và cùng là một thiết bị không thể thiếu trong hầu hết các hệ thống điện hộ gia đình hay các nhà máy xí nghiệp.


Cầu chì với một dây chì được mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện, thiết bị được lắp đặt ngay sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ.


Để có thể đảm bảo an toàn cho hệ thống, cầu chì tự rơi cần được thiết kế với vỏ làm bằng vật liệu cách điện (như sứ...) có khả năng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.


Hoạt động của cầu chì dựa theo nguyên lý tự uốn cong hoặc tan chảy khỏi mạch điện khi mà cường độ dòng điện tăng bất thường.


Do đó, cầu chì phải được làm từ những chất liệu có nhiệt độ nóng chảy với kích cỡ và thành phần thích hợp.


Tuy nhiên tùy vào từng loại cầu chì tự rơi và yêu cầu sử dụng mà các bộ phận như chấu mắc, nắp cầu chì và một số thành phần phụ được thiết kế khác nhau.