Tục chọi ngựa dịp Tết ở Trung Quốc

Một tộc người thiểu số ở miền nam Trung Quốc thường tổ chức lễ hội chọi ngựa truyền thống mỗi dịp Tết đến. - VnExpress

9.jpg

​Lễ hội chọi ngựa năm nay được tổ chức vào ngày 2/2, tức ngày mồng 3 Tết, tại huyện Dung Thủy, thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Hơn 20 tuấn mã đến từ các xã Tứ Vinh, Hương Phấn và thị trấn Hoài Bảo tập trung về đây để thi đấu.

8.jpg

Tục lệ này đã có 500 năm lịch sử. Năm nay lại là năm Giáp Ngọ, nên lượng người đổ về xem chọi ngựa càng lớn

1.jpg

Theo truyền thuyết của người H'mong sống ở vùng này, tục chọi ngựa bắt nguồn từ việc phân định mâu thuẫn tình cảm giữa hai anh em một gia đình nọ. Hai người cùng yêu và muốn cưới một cô gái làm vợ.

5.jpg

Một con ngựa cái sẽ được giữ gần nơi thi đấu, nhằm khiêu khích ngựa đực chọi nhau. Trong quá trình thi đấu, con ngựa nào giữ vững được khoảng cách với ngựa cái thì coi như chiến thắng.

2.jpg

"Nếu như không có tục đấu ngựa đầu năm, thì không còn gì là không khí năm mới nữa", anh Phan Kiến Minh, một thanh niên địa phương, cho biết. Phan cũng có một chú ngựa mang tên Tiểu Bạch trọng hội chọi ngựa năm nay.

3.jpg

Phan cho biết giải thưởng cho con ngựa chiến thắng là 500 nhân dân tệ (80 USD). Tại một số vùng, giải thưởng thậm chí được nâng lên đến 10.000 nhân dân tệ (1.600 USD).

4.jpg

Tuy nhiên, một số tổ chức bảo vệ động vật lên án tục chọi ngựa là dã man. Năm 2010, tổ chức Animals Asia cáo buộc tục lệ này là "hành vi lạm dụng và hành hạ động vật dưới danh nghĩa giải trí".

6.jpg

"Thật kinh khủng khi thấy các chú ngựa bị thương. Nhưng năm nay là năm Ngọ và họ của tôi có nghĩa là ngựa, nên tôi đến đây xem chọi ngựa", Mã Giai Tùy, một du khách ngoại tỉnh, chia sẻ.

7.jpg

"Chọi ngựa chỉ là để cho vui, nhưng nếu như ngựa của tôi chiến thắng thì mọi người sẽ coi tôi là vua ngựa. Điều này rất hấp dẫn phụ nữ", anh Phan Anh Hoằng, một chủ ngựa, cho biết.

Đức Dương (Ảnh: Ifeng, Sina)

Nguồn: VnExpress