Lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á

Với khu trục hạm trực thăng mới dài 248 mét, dài hơn cả tàu sân bay chính hiệu, lực lượng phòng vệ Nhật Bản, vốn đã mạnh nhất châu Á về hải quân, nay có thêm một quả đấm khổng lồ bên cạnh các tàu tối tân khác. - VnExpress

ohsumi-wiki-1375950039_500x0.jpg

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là lực lượng vũ trang hiện đại nhất châu Á xét về các thiết bị quân sự. Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) thuộc nhánh hải quân của lực lượng trên, có nhiệm vụ duy trì kiểm soát các tuyến đường biển và tuần tra lãnh hải Nhật. JMSDF bao gồm một hạm đội lớn, với khoảng 45.500 quân thường trực. Đến năm 2013, JMSDF điều hành tổng cộng 114 tàu, bao gồm cả tàu khu trục, tàu chiến, trực thăng mẫu hạm. 

Trong ảnh là một tàu đổ bộ lớp Osumi, một trong những chiến hạm có kích thước và lượng giãn nước lớn nhất của Nhật. Nó dài 178 m, với lượng giãn nước 14.000 tấn (đầy tải), có thể chở 4 trực thăng, hai tàu đổ bộ đệm khí.

Osumi giúp nâng cao năng lực phòng vệ của JMSDF, với khả năng vận chuyển bộ binh tới các địa điểm chiến lược, cứu nạn công dân trong thiên tai quy mô lớn. Nhật hiện có ba tàu đổ bộ lớp Osumi, trong đó hai tàu đã tham gia cứu hộ sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011. Ảnh: Wikipedia 

hyuga-wiki-1375950039_500x0.jpg

Trực thăng mẫu hạm Hyuga dài tới 197 m và tải trọng lên tới 19.000 tấn (đầy tải), được trang bị 4 động cơ turbin khí công suất 100.000 PS, nên có thể đạt tốc độ trên 55 km/h. Tàu có khả năng mang 11 máy bay trực thăng, nhưng thường chỉ mang ba trực thăng săn ngầm có khả năng cất cánh cùng lúc.

Về vũ trang, nó có hai pháo tự động 20 mm Phalanx, 7 súng máy 12,7 mm Browning M2, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng có 12 quả đạn tên lửa RIM-162 ESSM, hai ống phóng ngư lôi tầm ngắn Mk2. Ảnh: Wikipedia 

 Video: Nhật phô diễn sức mạnh trên biển

DDH183-Izumo-1375950040_500x0.jpg

Nhật mới đây khai trương tàu khu trục có bãi đáp trực thăng DDH183 Izumo, chiến hạm lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến II. Nó có giá trị lên đến 1,2 tỷ USD. Con tàu dài 248 m, tải trọng 19.500 tấn, có thể chở được 9 trực thăng. Nước này dự kiến đưa tàu đi vào hoạt động trong năm 2015. Động thái này của Nhật đã khiến Trung Quốc bày tỏ sự quan ngại, cho rằng nó "đáng để các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế phải cảnh giác”. Ảnh: Reuters

atago-class-sea-forces-1375950040_500x0.

Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới về số lượng tàu kéo (sau Trung Quốc) và tàu khu trục (sau Mỹ).

Trong ảnh là một tàu khu trục tên lửa lớp Atago, có trọng lượng nước rẽ 10.000 tấn. Đây là lớp tàu mới nhất trong các lớp tàu khu trục tên lửa Nhật. Nó là một biến thể của  tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke (Flight IIA) của hải quân Mỹ. 

Tàu được trang bị các vũ khí như dàn phóng ngư lôi ba ống kiểu 68, tên lửa đất đối không SM-2MR Standar, tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng RUM-139 VL-Asroc... Đến nay có hai tàu loại này đang đi vào phục vụ. Ảnh: Seaforces

Hatsuyuki-1375950040_500x0.jpg

Nhật có 12 tàu khu trục lớp Hatsuyuki. Tàu dài 130 m, tải trọng 3.800 tấn (đầy tải), vận tốc tối đa là 56 km/h. Tàu chiến được trang bị hai dàn phóng tên lửa Mk-141 dành cho 8 tên lửa đất đối đất RGM-84 Harpoon, dàn phóng Mk-29 chứa 8 đạn tên lửa RIM-7 Sea Sparrow SAM, hai hệ thống vũ khí đánh gần Mk 15 Phalanx, dàn phóng Mk-16 chứa 8 rocket chống ngầm RUR-5 ASROC... Ảnh: Seaforces

>> Xem tiếp

Trọng Giáp